Chuyên mục khác

TALKSHOW BUỔI 1 – CHỦ ĐỀ: TIẾNG NHẬT TRUNG CẤP ĐỔI MỚI

2024/06/06

TALKSHOW BUỔI 1 (CHỦ ĐỀ: TIẾNG NHẬT TRUNG CẤP ĐỔI MỚI)

[Mở đầu]

Làm sao để học tốt tiếng Nhật khi lên Trung cấp?

Mình học tiếng nhật mình đầu tư công sức tiền bạc như vậy nhiều như vậy, đã hiệu quả hay chưa, đã có thể sử dụng hay giúp ích đến công việc bản thân chưa? Hoặc bản thân học N3 thậm chí N2 mà khi vào chuyên ngành thì các bạn còn bỡ ngỡ, còn nhiều từ lạ lẫm…

Thấu hiểu điều đó, nên trung tâm Đông Du cũng muốn tạo ra khoá học mà các bạn có thể vận dụng được tiếng nhật của mình để ứng dụng vào công việc 1 cách hiệu quả, nhanh chóng nhất.

I. Khoá học Trung cấp đổi mới có gì đặc biệt và có khác gì với khoá học trước đây không?

Kính chào tất cả các bạn. Mình sẽ giới thiệu về sự đổi mới trong chương trình Trung cấp.

Trước tiên, khoá học không khác với chương trình từ trước đến giờ tại Đông Du ở chỗ:

1.Đảm bảo kiến thức (Hán tự, từ vựng, ngữ pháp…) để có thể thi đậu N3, N2.

2.Đảm bảo phát triển 4 kĩ năng: Nghe Nói Đọc Viết.

     Về Cải tiến: Sẽ cụ thể hoá 4 kĩ năng Nghe, nói, đọc, viết. Thay vì chúng ta dành đa số thời gian để học các giáo trình luyện thi JLPT, chương trình học được chia làm 2 phần:

    Phần 1: Là phần kiến thức nền tảng căn bản – đảm bảo kiến thức để các bạn thi JLPT như các môn từ vựng, ngữ pháp, Hán tự, cộng với giải đề. Đó gọi là phân môn kiến thức cơ bản (bắt buộc) cấp độ N3 và N2.

    Phần 2: Ngoài phân môn bắt buộc trên, các bạn sẽ được lựa chọn trong các phân môn: Tiếng nhật chuyên ngành IT, Văn hóa xã hội Nhật Bản, Sức khoẻ – đời sống, Du lịch… Ngoài ra còn có phân môn đặc biệt dành cho các bạn bên Du học Nhật Bản để thi EJU (bao gồm các môn: Toán , Lí, Hoá, Sinh và môn SOGO). Tuỳ theo sự quan tâm hay định hướng mà chúng ta chọn phân môn. Ví dụ chúng ta thực sự quan tân đến ngành IT thì chúng ta sẽ lựa chọn học phân môn IT.

    Và có 2 cấp độ cho mỗi phân môn, đó là cơ bản (tương đương N3) và nâng cao (tương đương N2).

    =>Vì vậy, thay vì trước đây bạn học xong N2, N3 rồi mới tìm hiểu công việc định hướng, thì ngay bây giờ các bạn có thể tìm hiểu, tiếp xúc và học ngay từ đầu chương trình trung cấp.

    II. Hiện phân môn có thể học riêng lẻ hay không. Và những bạn không phải học viên của trường hoặc không đăng kí theo gói (toàn khóa học) thì có thể đăng kí học được không?

    Bởi vì các phân môn này phục vụ ứng dụng tiếng Nhật cơ bản, cho nên các bạn đã học xong N4 (hoặc kể cả học xong N3) có thể đăng kí theo phân môn riêng. Các bạn có thể đăng kí theo từng phân môn (tiếng Nhật chuyên ngành IT hoặc EJU…). Hiện có 3 lớp: Văn hoá xã hội Nhật Bản, IT, sức khoẻ – đời sống (cùng với lớp EJU) đang diễn ra.

       Về học phí trung tâm sẽ áp dụng 2 mức học phí: Học phí đăng kí theo khóa học (theo gói) và học phí đăng kí theo từng phân môn lẻ.

    III. Có nhiều bạn gặp khó khăn khi học từ sơ cấp lên trung cấp?

    Không chỉ có riêng bản thân mình, Đông Du đã giải quyết vấn đề này lâu rồi. Tóm lại chung 1 vấn đề thì việc chuyển tiếp từ Sơ cấp lên Trung cấp, đặc biệt khác nhau ở chỗ các bài đọc. Cũng như gọi khác nhau (Cấp độ sơ cấp và cấp độ trung cấp) thì cách học cũng khác nhau. Ví dụ: bài 25 sơ cấp thì bài đọc đó từ vựng đã được cung cấp trong bài đó hoặc trước đó. Tuy nhiên, khi học lên Trung cấp thì bất cứ lúc nào chúng ta cũng sẽ gặp từ vựng mới, ngữ pháp mới. Đấy là lẽ đương nhiên (như khi chúng ta đọc báo, xem tin tức tiếng Việt chúng ta cũng thường gặp phải từ vựng mới…). Chúng tả phải làm quen.

    Khi ta bước vào thế giới mới như vậy thì chúng ta cần người dẫn dắt để chúng ta có trải nghiệm đầu tiên, làm quen. Việc này sẽ là điều kiện tiên quyết. Vì vậy hy vọng tất cả các bạn sẽ tìm được người bạn, người thầy hướng dẫn chúng ta trong giai đoạn này.

    IV. Khó khăn nhất khi học tiếng Nhật về phần đọc hiểu là Hán tự. Vậy làm thế nào để khắc phục?

    Học Hán tự là điều khó khăn đối với đa số mọi người. Đông Du thì có khá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, ngay cả chính người học giỏi đôi khi cũng có những từ bị quên…

    Khi học tiếng Nhật, Hán tự cũng giống như 1 cái rào cản, chúng ta khó có thể vượt qua nó. Khi có 1 bức tường chắn ngang giữa đường đi như vậy thì quả thật khó để ta duy trình động lực học tiếng nhật 1 cách lâu dài.

    Giải pháp như sau, khi học tiếng Nhật mà chúng ta xác định được 1 lĩnh vực mà chúng ta yêu thích, ví dụ như IT, Văn hoá xã hội, Du lịch…. , thì chúng ta sẽ học với 1 tâm thế thích thú và muốn biết. Khi đó những khó khăn trong việc học Hán tự sẽ tiêu biến và chúng ta có thể vượt qua một cách dễ dàng.  

    V. Làm sao để có thể nâng cao phần Nghe hiểu?

    Phần nghe cũng là việc khó khăn và để nâng cao thì đấy cũng là cả 1 quá trình.

    Mỗi người khi học thì cũng có nhiều cách thử khác nhau. Mình nghĩ rằng, nguyên tắc chung của đa số nhiều người là: “Nghe đến đâu thì hiểu đến đó”.

    Trong phần đọc, chúng ta thường đọc đi đọc lại câu văn nhiều lần từ đầu đến cuối. Khi vào phần nghe chúng ta không được nghe lại lần nữa như vậy. Chính vì thế, chúng ta cần phải từng bước thay đổi thói quen, để có thể đọc tiếng Nhật đến đâu hiểu luôn đến đó. Quá trình này mà càng thuần thục thì trình độ nghe chúng ta sẽ càng được nâng cao hơn.